Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.Doanh nghiệp Việt thua kiện cổ đông ngoại, phải trả 157 tỉ đồng
Thông tin trên được ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy Bình Tân, cho biết tại hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Đảng bộ Q.Bình Tân diễn ra chiều 2.1.2025.Trong 30 chỉ tiêu năm 2024, Q.Bình Tân vượt 12 chỉ tiêu, đạt 18 chỉ tiêu. Trong đó, tổng giá trị sản xuất đạt 125.382 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 48.530 tỉ đồng.Đáng chú ý, thu ngân sách nhà nước của quận lần đầu tiên đạt 5.016 tỉ đồng, vượt 35,8% chỉ tiêu pháp lệnh năm, trong đó thu từ khu vực kinh tế đạt 1.672 tỉ đồng, tăng 21% so với dự toán.Ông Điệp cho biết năm 2023, quận lọt vào "câu lạc bộ" những quận, huyện thu ngân sách từ 4.000 tỉ đồng trở lên, năm 2024 địa phương chỉ đặt mục tiêu giữ vững nguồn thu như năm ngoái. Tuy nhiên, thu ngân sách năm 2024 vượt mức 5.000 tỉ đồng cho thấy dư địa tăng trưởng của quận rất lớn, không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu từ đất đai và thuế thu nhập cá nhân.Về đầu tư công, Q.Bình Tân giải ngân 3.234 tỉ đồng, vượt kế hoạch giải ngân vốn được thành phố giao. Riêng dự án đường Lê Văn Quới nối dài tổng vốn 839 tỉ đồng do quận chủ động kiến nghị chuyển chủ đầu tư dự án từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM về, đến nay đã giải ngân xong.Trong năm, địa phương hoàn thành nhiều dự án như sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ Bình Chánh - Bình Tân, mở rộng đường Sông Suối, kết nối liên thông đường Tên Lửa, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, hoàn thành bốc mộ di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa giai đoạn 1, 2...Bên cạnh đó, Q.Bình Tân xây dựng, đưa vào sử dụng 7 trường học với 204 phòng học và khởi công mới 3 trường; có 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số 16/68 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.Tại hội nghị, ông Đỗ Trọng Đại, Phó chủ tịch UBND P.Bình Trị Đông B (Q.Bình Tân), nêu thực trạng khu đô thị Sài Gòn NIC rộng 47 ha dở dang hàng chục năm qua khiến người dân chịu nhiều thiệt thòi. Ông Đại đề xuất lãnh đạo quận quan tâm tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để sớm hình thành khu đô thị mới, tạo diện mạo khang trang cho phường.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải đánh giá cao những kết quả nổi bật của Q.Bình Tân, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố trong năm 2024.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Hải đề nghị thực hiện nghiêm Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bám sát lộ trình, định hướng của Trung ương và TP.HCM, quan tâm tư tưởng, chính sách thỏa đáng cho cán bộ, công chức, viên chức."Đây là dịp để sắp xếp tinh gọn đầu mối bên trong, tinh giản biên chế có chọn lọc, giữ lại những nhân sự làm được việc", ông Hải lưu ý.Sắp tới, UBND TP.HCM tiếp tục phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho cơ sở, quận, huyện, nhất là về đầu tư, quy hoạch nên Q.Bình Tân cần lưu ý tính toán "chọn người làm được, làm tốt công việc được giao".Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị Q.Bình Tân tập trung chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, chọn lựa nhân sự khóa mới những cán bộ năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách trách. Đồng thời, quan tâm thực hiện chủ đề năm của TP.HCM, chú trọng chuyển đổi số, giải quyết các tồn đọng, vướng mắc.Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân, Q.Bình Tân hoàn thành sắp xếp và đưa vào hoạt động 366 khu phố mới, trong đó 328 khu phố có trụ sở riêng, 32 khu phố sinh hoạt chung trụ sở.Quận cũng xây dựng thêm 140 không gian văn hóa Hồ Chí Minh, kết nạp 347 đảng viên, thành lập 13 chi bộ trong các đơn vị kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho 439 cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng...
Giải bóng rổ VBA 2023: Danang Dragons đánh rơi chiến thắng trước Cantho Catfish
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
Giọng ca bolero Hải Ngân: Vợ chồng tôi bình đẳng, không có khái niệm 'nóc nhà'
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.